Các nhà khoa học Đại học Michigan (Mỹ) đang thử nghiệm
một thiết bị biến đổi nhịp tim của bệnh nhân thành năng lượng đủ cho sự
vận hành của một chiếc máy tạo nhịp. Công nghệ mới đầy triển vọng này có
thể giúp tạo ra một thế hệ máy tạo nhịp sử dụng lâu dài mà không cần
phải thay sau vài năm vì hết pin.
Máy tạo nhịp gồm thiết bị nhỏ có tích hợp pin bên
trong, được cấy ghép dưới da nhằm giúp duy trì nhịp tim ổn định ở những
trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý về nhịp tim và dẫn truyền.
Tuy vậy, thiết bị này cần thay sau năm bảy năm sử dụng
vì hết pin. Dựa theo thử nghiệm mới, các nhà khoa học đã phát triển một
thiết bị dù có kích thước bằng phân nửa khối pin dùng trong các máy tạo
nhịp nhưng có thể tạo ra năng lượng cao gấp 10 lần chỉ bằng cách thu
thập các rung lắc nhỏ tương tự các rung lắc trong lồng ngực do tim tạo
ra.
Mỗi năm khoảng 700.000 người cần đặt máy tạo nhịp trên
khắp thế giới, nếu trong tương lai khi thiết bị này được tích hợp vào
chiếc máy tạo nhịp sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân.
Nguồn Tuổi trẻ Online